Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Công tác tình nguyện & Hoạt động từ thiện

I./Công tác tình nguyện xã hội :

+ Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, được ra đời và khoảng đầu thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới. Từ đó đã đóng góp đáng kể vào thành tựu lĩnh vực an sinh xã hội của các nước này trong giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự an sinh cho mọi người dân.
+ Công tác xã hội có tính khoa học, nghệ thuật, chuyên môn và có tính toàn cầu.
+ Tình nguyện là tình người + tự nguyện.
+ Tình nguyện xã hội: là sự tình nguyện cần dể góp sức vào xã hội, và nó cần sự góp sức của mọi người.
+ Tình nguyện xã hội (TNXH) là tình cảm chân thành xuất phát từ con tim, xuất phát từ lòng thương người, từ tâm hồn yêu thương giữa con người với con người.
TNXH thể hiện một phần trách nhiệm của công dân với xã hội.

II./Công tác tình nguyện và từ thiện:

Động cơ xuất phát:

+ Công tác xã hội:
- Nhu cầu thực tế.
- Phát huy tiềm năng của đối tượng.
- Có tổ chức, lãnh đạo.

+ Hoạt động từ thiện:
- Bộc phát.
- Cá nhân hoặc dưới sự kêu gọi của tổ chức công tác xã hội

Quan hệ:

+ Công tác xã hội
- Cộng tác, gần gũi
- Không có sự thương hại.
- Giúp thân chủ tự vươn lên.
- Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

+ Hoạt động từ thiện
- Có sự thương hại.
- Quan hệ người giàu – kẻ nghèo.
- Bàng quang, đến rồi đi.

Phương pháp

+ Công tác xã hội:
- Hướng dẫn, phát huy tiềm năng của đối tượng
- Cứu trợ nhất thời, hoạt động thường xuyên.
- Không ban ơn

+ Hoạt động từ thiện:
- Làm thay đối tượng.
- Không hoạt động thường xuyên

Kết quả

+ Công tác xã hội
- Đối tượng được tiếp xúc, tự giải quyết vấn đề.

+ Hoạt động từ thiện:
- Tạo sự ỷ lại, thụ động, chờ đợi nơi đối tượng.

=> Công tác xã hội và công tác từ thiện tuy cùng chung mục đích là “giúp đỡ thân chủ” nhưng công tác xã hội là công tác mang tính khoa học, được nghiên cứu và thực hiện một cách nghiêm túc với mục đích là làm tác nhân giúp thân chủ tự nói lên vấn đề của mình. Từ đó thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình mà không dựa dẫm, lệ thuộc. Công tác xã hội là một công tác thiết thực của mọi xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Trong khi đó, công tác từ thiện mang tính chất nhất thời, dễ tạo sự thụ động và ỷ lại nơi thân chủ. Nhưng không thể phủ nhận các kết quả nhất định mà công tác từ thiện đã mang lại.

III./Các nguyên tắc của công tác TNXH:

Tình nguyện trên nguyên tắc “4 không”:
- Không nói thay.
- Không làm thay.
- Không quyết thay.
- Không làm khi không hiểu đối tượng.

Và “3 có”:

- Tấm lòng.
- Phương pháp.
- Định hướng .

IV./ Thái độ của người CTXH:

+ Đối với đối tượng : tuỳ từng đối tượng cụ thể mà ta có thái độ riêng, nhưng nhìn chung là phải: tôn trọng đối tượng, thái độ quan tâm tích cực không điều kiện, biết giữ bí mật, bình tĩnh trong mọi tình huống, biết lắng nghe, tự tin,lạc quan, biết quan sát, có kiến thức, quan trọng là phải rất kiên nhẫn.

+ Đối với đồng nghiệp: Hoà đồng, thành thật, vui vẻ, tin tưởng, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và tiếp thu ý kiến của nhau, Tóm lại là: chân thành trên cơ sở tiếp thu đóng góp và chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét